Đâu Là Bí Quyết Viết Một Câu Hay Thuyết Phục Khách Hàng ( Có Ví Dụ)

viết một câu hay

Nó thường xuyên xảy ra với bạn, đúng không?

Khách hàng của bạn đã vượt qua tiêu đề hấp dẫn, nhưng khi đọc những dòng mở đầu họ lập tức bỏ đi.

Khách hàng của bạn đã vượt qua đoạn mở đầu, nhưng khi xem mô tả chi tiết sản phẩm họ không tin tưởng.

Khách hàng của bạn đã vượt qua kết bài bán hàng, nhưng khi đọc lời kêu gọi mua sản phẩm họ không thực hiện bất cứ hành động gì.

Thật đáng thất vọng.

Tôi cũng từng như bạn. Thay vì truyền đi một thông điệp mạnh mẽ, bài viết của tôi trở nên lan man khiến người đọc mệt mỏi.

Vậy giải pháp là gì?

Làm sao nội dung của chúng ta đủ tốt nhằm thuyết phục khách hàng để lại thông tin của họ ? gọi điện thoại xin tư vấn và mua hàng?

Có cách nào viết một câu hay để giữ sự tập trung của khách hàng, giúp cho nội dung của bạn dễ đọc, dễ nhớ, truyền cảm hứng và có thể hành động được?

Thật may mắn, chúng ta có giải pháp để viết một câu hay – đúng – trúng cái khách hàng cần.

Hãy bắt đầu ngay bây giờ…

FULL Khóa học Copywriting MIỄN PHÍ dành cho người mới bắt đầu >>>

Video Cách Viết 1 Câu Hay Thu Hút Khán Giả

( 8 Phút 13 Giây )

Thế Nào Là Một Câu Hay

Vâng.

Một câu ĐÚNG, nó sẽ HAY.

Vấn đề là…

Như thế nào là viết ĐÚNG?

Hãy nhớ nguyên tắc: ” viết đúng là viết cho độc giả của bạn, đặt độc giả là trung tâm chứ không phải về doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ của bạn “.

Đây là cách Jon Morrow giữ chân độc giả của mình …

Cách chọn chủ đề blog của bạn

Ghi lại danh sách các chủ đề mà bạn quan tâm.

Đó có thể là sở thích của bạn, chủ đề mà bạn nghi ngờ có khả năng sinh lời cao hoặc thứ gì đó ngẫu nhiên bạn đọc trên tạp chí trong khi chờ gặp nha sĩ.

Để trở thành một chủ đề blog khả thi, bạn cần phải trả lời “có” cho năm câu hỏi sau:

1. Có blog nào hiện có về chủ đề này có trang Facebook với hơn 10 nghìn người hâm mộ không?

2. Có blog nào về chủ đề này có hơn 50 nghìn người theo dõi trên Twitter không?

3. Amazon có cuốn sách nào với hơn 30 bài đánh giá về chủ đề này không?

4. Khi bạn tìm kiếm các từ và cụm từ liên quan đến chủ đề này, có bất kỳ quảng cáo nào của Google không?

5. Có từ hoặc cụm từ nào liên quan đến chủ đề này có hơn 100 nghìn lượt tìm kiếm trong  công cụ Công cụ lập kế hoạch từ khóa của Google không?

Những câu hỏi này sẽ cho bạn biết liệu có khán giả hiện có cho chủ đề của bạn hay không.

Đây là lý do tại sao điều này quan trọng:

Có quá nhiều blogger cố tỏ ra dễ thương. Họ săn lùng khán giả mà không ai khác đang phục vụ. Họ nghĩ, “nếu không có sự cạnh tranh cho chủ đề này, việc tạo một blog thành công sẽ rất dễ dàng!”

Sai lầm.

Nếu không có đối thủ cạnh tranh, ai sẽ liên kết với bạn? Khán giả của bạn sẽ đến từ đâu? Làm thế quái nào mà có người tìm thấy bạn?

Nó phản trực quan, nhưng càng có nhiều cạnh tranh trong không gian viết blog, thì một blogger mới càng dễ dàng tìm thấy thành công trong không gian đó.

Vì vậy, đừng cố gắng trở nên độc nhất. Đừng cố tỏ ra quá thông minh.

Chọn một chủ đề blog có khán giả hiện có và các blog nổi tiếng đã tranh giành sự chú ý của khán giả.

Trích từ bài viết: Làm Thế Nào Để Bắt Đầu Một Blog.

Tại sao những câu này hoạt động hiệu quả?

Đầu tiên, tác giả đã cung cấp những con số giúp độc giả đánh giá được như thế nào là một thị trường viết blog có lợi nhuận. Kế tiếp, những câu hỏi ” Nếu không có đối thủ cạnh tranh, ai sẽ liên kết với bạn? Khán giả của bạn sẽ đến từ đâu? Làm thế quái nào mà có người tìm thấy bạn? … ” dường như tạo ra cuộc trò chuyện qua lại với độc giả. Vì thế, hãy chắc chắn rằng bạn không tạo ra những câu độc thoại 1 chiều.

Những cụm từ mệnh lệnh “Đừng cố gắng trở nên độc nhất. Đừng cố tỏ ra quá thông minh” sẽ truyền cảm hứng cho người đọc, đẩy họ vào trạng thái sẵn sàng hành động.

Tất cả những câu văn đều ngắn gọn, không chứa từ vô nghĩa. Thêm nữa, nhiều động từ mạnh làm nhịp điệu bài viết trở nên nhanh và nhịp nhàng hơn.

Có nghĩa là khi đặt độc giả là trung tâm thì bạn đã:

  • Chỉ ra những vấn đề, sai lầm, nỗi đau của độc giả.
  • Sử dụng bằng chứng xã hội chứng minh sự đúng đắn trong lời khuyên của bạn.
  • Xây dựng những câu hỏi mở kích thích trí tò mò của độc giả.

Điều này giúp họ không thể ngừng đọc, họ bị cuốn theo từng câu chữ. Đó là sự thu hút có chủ đích.

Vậy tiêu chí nào quyết định câu văn của bạn hay, đúng tâm lý độc giả?

Làm sao giữ độc giả tập trung vào từng lời nói của bạn?

Làm thế nào viết đơn giản những vẫn mạnh mẽ và đúng trọng tâm?

Hãy để tôi vén tấm màn che cho bạn…

7 Tiêu Chí Giúp Câu Văn Giữ Được Sự Tập Trung Của Độc Giả

Hãy tưởng tượng, thứ 7 này bạn đến rạp chiếu phim. Đó là điệp viên 007.

Ngay từ khi bắt đầu, mắt bạn không rời màn ảnh rộng dù chỉ 1 giây.

Khi bạn quá say mê với các tình tiết trong bộ phim, 3 tiếng trôi qua nhanh như chớp mắt.

Nhưng bạn không nhận ra sự thay đổi này.

Viết cũng vậy, sự hấp dẫn và truyền cảm hứng sẽ giữ độc giả lang thang trên các bài viết của bạn.

Để làm được điều này, mỗi câu cần có ít nhất 1 trong 7 tiêu chí sau để hoàn thành tốt vai trò của nó:

1. Cụ Thể Các Sự Kiện

Theo tâm lý học hành vi người tiêu dùng, con người thường bị thuyết phục bởi những con số hoặc bằng chứng xã hội. Do đó, để tránh sự mơ hồ hãy thêm dữ kiện cụ thể vào câu của bạn.

2. Đặt Lợi Ích Của Độc Giả Là Trên Hết

Sẽ ra sao nếu bạn chỉ nói về bản thân mình?

Hầu hết mọi người đều có cái “tôi” mạnh mẽ. Vì thế, thật nhàm chán khi độc giả không tìm thấy họ trong giọng nói của bạn. Không ai quan tâm đến bạn cả. Họ không cần biết bạn là ai? ở đâu? đang làm gì? bán gì? Cái họ quan tâm là họ có lợi ích gì khi thiết lập mối quan hệ với bạn hay không? Sản phẩm dịch vụ của bạn giúp gì cho cuộc sống của họ?

Ví dụ đồng hồ Watch Series 6

Tương lai của sức khỏe là trên cổ tay của bạn. ==> Câu siêu lý tạo thông điệp ấn tượng cho người đọc.

Đo mức oxy trong máu của bạn bằng một ứng dụng và cảm biến mới mang tính cách mạng. Chụp điện tâm đồ mọi lúc, mọi nơi. Xem nhanh các chỉ số thể dục của bạn với màn hình Retina luôn bật cải tiến. Với Apple Watch Series 6 trên cổ tay của bạn, một cuộc sống khỏe mạnh hơn, năng động hơn, kết nối hơn nằm trong tầm tay.

Trích Apple Series 6.

Tại sao những câu này hay?

Đoạn này tập trung hoàn toàn vào người đọc, liệt kê nhiều tiện ích khác nhau phục vụ sức khỏe.

Với Thì Sao Nào? chúng ta thấy:

Đo mức oxy trong máu của bạn bằng một ứng dụng và cảm biến mới mang tính cách mạng. Chụp điện tâm đồ mọi lúc, mọi nơi. Xem nhanh các chỉ số thể dục của bạn với màn hình Retina luôn bật cải tiến. 

Thì Sao Nào?

Thì ===> Một cuộc sống khỏe mạnh hơn, năng động hơn, kết nối hơn nằm trong tầm tay. ===> Đây là lợi ích khách hàng nhận được.

3. Sử Dụng Câu Chủ Động

Câu chủ động luôn mạnh mẽ, đẩy người đọc tiến về phía trước.

So sánh 2 câu sau:

1. Câu chủ động:

Tôi đi xe buyt đến trường.

2. Câu bị động:

Tôi được xe buyt đưa đến trường.

Hai câu ý nghĩa như nhau.

Nhưng câu thứ nhất ngắn gọn, chỉ rõ “tôi” chủ động làm công việc của mình. Còn câu thứ 2 là sự thụ động, thiếu năng lượng, hành động “đi học” của chủ thể không được nhấn mạnh.

Đọc bài liên quan:

Bí Quyết Rút Gọn Câu Trong Bài Viết Bán Hàng.

Bây giờ, hãy tưởng tượng, bạn là nhân viên bán đồ thể thao.

Bạn muốn tăng cảm hứng của khách hàng ?

Đây là cách:

Thay vì nói ” Lớp lót mềm mại bên trong gang tay này được chúng tôi làm từ ruột non của bò có nguồn gốc từ Australia ” hãy nói ” Chúng tôi sử dụng ruột non của bò Australia làm lớp lót mềm mại cho găng tay này ” . Thay vì nói ” Khung vợt được làm từ sợi các bon với khả năng chịu lực 150N ” hãy nói ” Chúng tôi sử dụng sợi các bon với khả năng chịu lực 150N để chế tạo khung vợt này “. Thay vì nói ” Những đôi giày thể thao này được làm từ da bò thật 100% ” hãy nói ” Chúng tôi sử dụng 100% da bò nhập khẩu để sản xuất những đôi giày thể thao này“.

Tóm lại, khách hàng luôn luôn cảm thấy một điều gì đó nếu bạn chủ động nói: Tôi làm, chúng tôi làm, tôi sử dụng, tôi chế tạo, nhà máy chúng tôi sản xuất,… Nó tạo lực, đẩy khách hàng về phía trước, kéo họ đến gần hơn với sản phẩm dịch vụ của bạn.

Thêm một ví dụ:

1. Chủ động

Tôi sẽ trả lời Email của bạn.

2. Câu bị động

Email của bạn sẽ được trả lời.

Bằng cách nào đó, khi chúng ta viết, những cụm từ có cấu trúc phức tạp và rườm rà xuất hiện. Nó trở nên dài dòng làm suy yếu câu văn, giảm khả năng hành động của độc giả. Do đó, hãy viết bằng những cấu trúc hội thoại có tính chủ động : Thay vì nói ” Xúc xích được ăn bởi tôi” hãy nói ” Tôi ăn xúc xích“. Thay vì nói ” Em được yêu bởi tôi” hãy nói “ Anh yêu em “. Thay vì nói ” Bài quảng cáo này được viết bởi tôi ” hãy nói ” Tôi viết bài quảng cáo này

Nếu bạn không thể giải thích nó cho một đứa trẻ sáu tuổi, bạn cũng không hiểu chính mình.

~ Albert Einstein

Vì thế. Hãy đơn giản. Hãy chủ động.

4. Không Chứa Từ Vô Nghĩa ( Từ Yếu)

Từ vô nghĩa làm suy yếu câu văn của bạn. Những từ ngữ đó không gợi lên cảm xúc gì cho độc giả. Nó thường chung chung và làm chậm người đọc. Vì thế, hãy mạnh dạn cắt bỏ nó.

Một vài ví dụ:

Ví dụ 1:

Cái áo này rất đẹp. Thực sự nó làm tôi cảm thấy sang trọng hơn, quý phái hơn ở bữa tiệc cuối năm.

Ví dụ 2:

Bạn là một nhà tạo mẫu tóc rất tuyệt vời. Bàn tay của bạn đã giúp hàng ngàn phụ nữ trở nên đẹp hơn.

Ví dụ 3:

Anh ấy là một người đàn ông thành đạt.

Hãy chú ý những từ được bôi đậm trong ví dụ trên. Chúng dường như có một ý nghĩa về mặt cảm quan, nhưng khá yếu ớt. Như thế nào áo rất đẹp? ===> Ý của bạn là vừa với cơ thể bạn, chất vải cotton 100% , không phai màu khi giặt? Như thế nào là nhà tạo mẫu tóc rất tuyệt vời? ===> Chuyên tạo kiểu cho các ngôi sao Hollywood? hay làm tóc cho ca sĩ nổi tiếng? Như thế nào là người đàn ông thành đạt ? ===> Đi xe sang? hay địa vị cao trong xã hội?

Hãy mạnh dạn loại bỏ những từ đó nếu bạn có thể giải thích bằng nhiều từ ngữ có ý nghĩa rõ ràng hơn.

Đọc thêm:

Cách Loại Bỏ Những Từ Vô Nghĩa Trong Văn Bản Của Bạn.

5. Ngắn Gọn Súc Tích

Câu dài khó đọc. Làm cho độc giả của bạn hết hơi và mệt mỏi. Nó làm độc giả bị phân tâm không nắm được thông điệp chính của câu.

Vì thế, số lượng trung bình nên nhỏ hơn 14 từ tiếng anh và 20 từ tiếng việt. Với 1 câu dài hãy rút gọn câu bằng cách tóm lược ý hoặc chia tách thành 2, 3 câu ngắn hơn.

Ví dụ:

Câu dài:

Khi bắt đầu tìm hiểu về cách ô tô vận hành. Nó đã cho tôi một cái nhìn toàn cảnh về cách động cơ đốt trong hoạt động, cách nó sinh năng lượng để kéo chiếc xe hàng chục tấn chạy trên đường.

Súc tích ngắn gọn:

Tìm hiểu về cách ô tô vận hành đã cho tôi cái nhìn toàn cảnh về cách động cơ đốt trong sinh năng lượng để kéo chiếc xe mấy hàng chục tấn chạy trên đường.

==> Và tách thành 2 câu ngắn dưới 20 từ:

Khi ô tô vận hành đã cho tôi cái nhìn toàn cảnh về cách động cơ đốt trong hoạt động. Đó là nơi sinh năng lượng để kéo xe hàng chục tấn chạy trên đường.

Đọc thêm:

Bật Mí Cách Rút Gọn Những Câu Dài Trong Bài Viết Bán Hàng.

6. Chỉ Ra Vấn Đề Của Khách Hàng

Đã bao giờ bạn xem tử vi chưa?

Lá số chỉ ra chính xác những vấn đề bạn đã, đang gặp phải ở quá khứ và hiện tại.

Bạn cảm thấy sao?

Thán phục và tin tưởng là cảm giác của bạn, đúng không?

Bây giờ, nếu thày tướng số đưa ra một giải pháp để giải quyết vấn đề của bạn.

Bạn có mua không?

Tôi khẳng định 99% bạn sẽ mua.

Trong bán hàng cũng vậy, khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm khi bạn hiểu rõ vấn đề của họ. Do đó, hãy trả lời câu hỏi : khách hàng của bạn là ai? bao nhiêu tuổi? làm nghề gì? sở thích ra sao? vấn đề đang gặp phải? nỗi đau lớn nhất của họ? giải pháp của bạn là gì?

Đó là những gì cần đưa vào bài viết bán hàng.

Đọc thêm:

Cách Biến Tính Năng Thành Lợi Ích Sản Phẩm Để Giải Quyết Vấn Đề Của Khách Hàng.

7. Sử Dụng Động Từ Mạnh

Khi đọc một văn bản…

Có bao giờ bạn cảm thấy những dòng chữ như nhảy khỏi trang ?

Có bao giờ bạn cảm thấy nhịp câu văn chảy nhanh và mạnh mẽ ?

Có bao giờ bạn cảm thấy bị cuốn đi không thể dừng lại ?

Đó là quyền năng của động từ mạnh.

Các động từ mạnh thu hút các giác quan của bạn. Bạn gần như ngửi thấy mùi vị, nghe thấy âm thanh và nhìn thấy hình ảnh.Tất cả giúp bạn hình dung ra một hành động cụ thể, gần như chúng ta là người thực hiện những hành động đó.

So sánh 2 đoạn văn sau:

1. Sử dụng động từ mạnh:

Khi những bộ não nổi loạn giết chết sự sáng tạo của bạn. Nghĩa là lúc đó bạn cần gạt sự lộn xộn qua một bên để lắng nghe tâm hồn mình. Hãy tỏa sáng bằng chính tài năng của bạn.

2. Không có động từ mạnh:

Khi những bộ não nổi loạn làm giảm sự sáng tạo của bạn. Nghĩa là lúc đó bạn cần bỏ qua sự lộn xộn để lắng nghe tâm hồn mình. Hãy thể hiện bằng chính khả năng của bạn.

Đoạn nào mạnh mẽ hơn?

Đoạn 1, động từ chính xác và cụ thể, nó đẩy câu văn tiến về phía trước. Nhưng đoạn 2, động từ quá chung chung không tạo hưng phấn cho người đọc. Thật khó để đánh giá ” làm giảm“, “bỏ qua“, “thể hiện” gợi lên cảm giác gì cho độc giả của bạn.

Tóm lại, một động từ được gọi là mạnh khi nó giúp chúng ta:

  • Gợi được một âm thanh.

Tóm lại, một động từ được gọi là mạnh khi nó giúp chúng ta:

  • Cảm nhận được một cảm xúc.
  • Mô tả một hành động.
  • Hình dung một hình ảnh.

Muốn biết chi tiết?

Hãy đọc bài viết sau đây:

Cách Sử Dụng Động Từ Mạnh Trong Bài Viết Bán Hàng ( Có Ví Dụ).

Bí Mật Về Cách Viết Một Câu Hay

Viết bán hàng không mang tính chất hàn lâm, học thuật.

Do đó, đừng cố tỏ ra thông minh hơn độc giả của bạn. Đừng sử dụng từ ngữ địa phương. Đừng phô trương khả năng viết lách của bạn bằng những câu dài dòng, lan man.

Đừng viết về bạn và doanh nghiệp của bạn mà hãy viết về khách hàng của bạn. Đặt họ là trung tâm, đi thẳng vào vấn đề họ đang gặp phải. Chỉ ra nỗi đau lớn nhất của họ và giải pháp giúp xoa dịu nỗi đau đó. Sau đó, xây dựng câu văn kết nối những ước mơ, mong muốn thầm kín của khách hàng bằng cách sử dụng 7 tiêu chí:

  • Cụ thể bằng các sự kiện.
  • Đặt lợi ích của khách hàng là trung tâm.
  • Sử dụng câu chủ động.
  • Không chứa từ vô nghĩa.
  • Ngắn gọn súc tích.
  • Chỉ ra vấn đề của khách hàng.
  • Sử dụng động từ mạnh.

Hãy luyện tập để mê hoặc khách hàng của bạn.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *