7 Cách Tăng Sự Mượt Mà Cho Văn Bản Bằng Câu Chuyển Tiếp ( Có Ví Dụ )
Hãy tưởng tượng, trước mặt bạn là một chuỗi Domino xếp liên tiếp nhau.
Nếu bạn đẩy quân Domino đầu tiên. Chuyện gì sẽ xảy ra?
Đó là sự sụp đổ dây chuyền của các quân Domino còn lại.
Bài viết cũng vậy.
Nếu coi nội dung của bạn là tập hợp các quân Domino ghép lại. Thì bạn có nhiệm vụ làm cho mỗi câu chảy liền mạch vào các câu tiếp theo. Bạn phải làm khách hàng trượt đi dường như không thể dừng lại. Vì thế, bài viết của bạn cần trơn tru và loại bỏ mọi ma sát để tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Làm điều đó như thế nào?
Vâng. Hãy sử dụng câu chuyển tiếp.
Câu chuyển tiếp có nhiệm vụ:
- Bôi trơn, làm mịn và kết nối các ý tưởng của bài viết.
- Giữ độc giả tập trung.
- Tăng cường cảm xúc giúp khách hàng thực hiện một hành động cụ thể.
Ngay sau đây bạn sẽ hiểu được tầm quan trọng và cách sử dụng câu chuyển tiếp trong văn bản.
Hãy bắt tay vào thôi nào!
Bạn muốn người đọc ở lâu trên bài viết và sẵn sàng thực hiện theo lời kêu gọi hành động của bạn?
Tải Ebook Cách Viết Content thu Hút Dành Cho Blogger >>>
Có Vấn Đề Gì Không Nếu Loại Bỏ Các Câu Chuyển Tiếp Ra Khỏi Bài Viết Của Bạn?
Không. Không sao cả. Vì câu chuyển tiếp là không bắt buộc.
Nhưng hãy tự hỏi, làm thế nào để thay đổi ngay lập tức trạng thái cảm xúc của độc giả? từ yêu sang ghét? từ giận hờn sang quý mến ? từ đồng ý sang phản đối? mà không làm mất luồng suy nghĩ của họ.
Hãy xem ví dụ sau:
Nếu bạn tìm kiếm trên Google những lời khuyên về cách trở thành một nhà văn giỏi hơn, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều lời hứa lớn.
Đây là sự thật:
Không có mẹo, mánh khóe, chiến lược hay thủ thuật nào có khả năng biến một nhà văn tồi thành một người giỏi .
Nhưng nếu bạn đang tìm cách cải thiện 5% kỹ năng viết của mình, nếu bạn muốn đi từ trung bình đến tốt hoặc thậm chí tốt đến tuyệt vời , một mẹo có giá trị (kết hợp với làm việc chăm chỉ) có thể giúp bạn thực hiện.
Trích từ bài viết: 14 Mẹo Giúp Bạn Trở Thành Nhà Văn Giỏi.
Nếu bạn làm đúng phương pháp, thì việc trở thành một nhà văn giỏi là hoàn toàn có thể. Ở đây, Kevin J.Duncan đã tạo ra sự mượt mà khi chuyển đổi quan điểm trái ngược nhau. Rõ ràng, những câu theo sau các cụm từ chuyển tiếp (nếu, đây là sự thật, nhưng nếu) khiến độc giả tập trung hơn, nhanh chóng nắm bắt và ghi nhớ thông điệp tác giả muốn truyền tải.
Giả sử, bây giờ tôi loại bỏ hết cụm từ chuyển tiếp (in nghiêng, tô đậm ).
Bạn tìm kiếm trên Google những lời khuyên về cách trở thành một nhà văn giỏi hơn, bạn sẽ tìm thấy rất nhiều lời hứa lớn.
Không có mẹo, mánh khóe, chiến lược hay thủ thuật nào có khả năng biến một nhà văn tồi thành một người giỏi .
Bạn đang tìm cách cải thiện 5% kỹ năng viết của mình, bạn muốn đi từ trung bình đến tốt hoặc thậm chí tốt đến tuyệt vời , một mẹo có giá trị (kết hợp với làm việc chăm chỉ) có thể giúp thực hiện.
Bạn cảm thấy sao?
Về cơ bản, ý nghĩa của đoạn văn là không đổi.
Nhưng giống như khi bạn rút một vài quân Domino ra khỏi chuỗi. Các câu trở nên khập khiễng mất kết nối, văn bản dễ vỡ và làm suy yếu sức mạnh của thông điệp.
Đó là một ví dụ đơn giản để bạn thấy được tầm quan trọng của câu chuyển tiếp trong văn bản.
Bây giờ, để hiểu sâu hơn, hãy đọc tiếp…
Chú ý:
Phần mềm viết tự động bằng trí tuệ nhân tạo sẽ là giải pháp tốt cho những ai muốn nhanh chóng tạo ra 1 bài viết mà không cần hiểu sâu về kỹ thuật viết Content.
7 Loại Câu Chuyển Tiếp Phổ Biến Nhất Thường Sử Dụng
Bạn đã viết một dòng đầu tiên thu hút, một mở bài quyến rũ và bắt đầu chia sẻ giải pháp cho khách hàng.
Bạn đã sử dụng từ ngữ mạnh mẽ để biến tính năng thành lợi ích trong bản mô tả chi tiết sản phẩm . Sau đó khuyến khích khách hàng thực hiện một hành động cụ thể nào đó. Tất cả mọi thứ đều diễn ra uyển chuyển và nhịp nhàng.
Làm thế nào để sự chuyển đổi giữa các câu, đoạn, phần nhỏ diễn ra mượt mà, nhưng vẫn giữ được sự tập trung của khách hàng?
Tôi sẽ giải thích điều này ngay sau đây.
Tải Ebook Cách Viết Content thu Hút Dành Cho Blogger >>>
1. Từ Chuyển Tiếp Ngắn
Bạn và tôi đều biết …
Đoạn văn là một chuỗi các câu( thường là 3 – 4 câu, tối đã là 7 câu) được sắp xếp và lập luận nối tiếp nhau. Mỗi câu được viết ra sẽ truyền đạt một thông điệp cụ thể và phải lôi kéo độc giả trượt đến câu kế tiếp. Quá trình này càng trơn tru càng tốt, vì điều này sẽ giúp độc giả bỏ ra ít lỗ lực nhất để vượt qua đoạn văn của bạn.
Mặt khác, các đoạn văn cũng cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Cho dù đoạn văn trước đó nói về vấn đề A, đoạn kế tiếp mô tả vấn đề B. Thì giữa chúng cần phải có chất kết dính để chuyển đổi cảm xúc cho độc giả.
Bạn không không muốn độc giả của mình cảm thấy hụt hẫng và tụt cảm hứng, đúng không?
Những câu chuyển tiếp ngắn dưới đây sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.
- Nếu …. thì ….
- Vậy
- Nhưng
- Tuy nhiên
- Nhưng nếu
- Vì
- Vì vậy
- Vì thế
- Vâng
- Bởi vì
- Ví dụ
- Và
- Hoặc
Ví dụ thực tế:
Hầu hết mọi người chỉ biết tiêu đề phụ dùng để chia nhỏ bài viết dài. Từ đó giúp độc giả dễ dàng đọc nội dung và hấp thụ thông điệp của bạn.
Đúng nhưng … chưa đủ.
Bởi vì chưa ai nói cho bạn biết rằng: Tiêu đề phụ chỉ ra vấn đề hoặc lợi ích của độc giả. Nó được sử dụng để thu hút và giúp độc giả có cái nhìn toàn cảnh trước khi quyết định có nên đọc chi tiết nội dung trong đó hay không.
Nếu ví khách hàng của bạn là một cái máy quét chữ. Thì bạn chỉ có 10 đến 20 giây để khiến đôi mắt họ dừng lại. Họ sẽ ngừng quét và quyết định đi sâu vào một nội dung nào đó nếu tiêu đề phụ gợi ý một giải pháp, chia sẻ một lợi ích hoặc làm họ tò mò.
Trong bài viết, bạn đã đầu tư thời gian để chia sẻ những mẹo siêu hữu ích cho người dùng. Bạn đã chứng minh giải pháp đưa ra là tốt nhất, phù hợp nhất cho họ. Nhưng thật vô nghĩa nếu họ đọc qua dàn ý của bạn và bỏ đi ngay sau đó.
Vì thế, hãy giữ độc giả thật lâu trên bài viết của bạn bằng cách tạo ra những tiêu đề phụ thu hút họ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Dưới đây là 4 cách siêu đơn giản bạn có thể áp dụng cho bài viết của mình.
Trích từ bài viết: Tầm Quan Trọng Không Thể Bỏ Qua Của Chữ Số Trong Văn Bản.
Bây giờ, hãy loại bỏ các từ chuyển tiếp và đọc lại. Bạn cảm thấy sao?
2. Câu Hỏi Xoáy
Hãy tưởng tượng, giữa một đám đông ồn ào của lớp học. Mọi thứ đang rất hỗn loạn. Bạn đứng lên bục và bắt đầu say sưa kể về một câu chuyện kinh doanh yêu thích của bạn.
Mọi người có tập trung lắng nghe bạn không?
Không. Chắc chắn là không rồi.
Nhưng nếu bây giờ bạn nói.
Có ai muốn kiếm 1000 USD mỗi tháng với tôi không?
Mọi chuyện sẽ khác. Có thể không phải là tất cả nhưng câu hỏi đó sẽ kéo sự chú ý của hầu hết mọi người về phía bạn.
Ở đây, tôi chỉ muốn nói với bạn rằng, câu hỏi xoáy là cụm từ chuyển tiếp giúp:
- Kích thích sự tò mò, lôi kéo sự chú ý, thúc đẩy độc giả tiếp tục đọc bài viết của bạn.
- Khiến độc giả cảm thấy họ là một phần trong câu chuyện của bạn.
Ví dụ cụm từ chuyển tiếp:
- Bạn cũng muốn như vậy?
- Bạn muốn biết tôi đã làm như thế nào?
- Bạn thấy sao?
- Còn thiếu gì?
- Kết quả ra sao?
- Giờ phải làm sao?
- Có thể làm gì?
- Tại sao vậy?
- Điều đó giúp gì cho bạn?
- Bạn nghĩ sao?
- Phải làm gì?
- Kết quả là gì?
- Tâm trạng bạn như nào?
Ví dụ thực tế:
Bạn đã biết cách dịch chuyển từ tính năng thành lợi ích sản phẩm.
Bạn đã biết cách sử dụng ngôn từ thôi miên để kích thích khách hàng của bạn hành động.
Nhưng bản mô tả sản phẩm của bạn vẫn thiếu cá tính và sự chuyên nghiệp.
Nó truyền đạt một ý tưởng không rõ ràng. Nó làm khách hàng của bạn mệt mỏi. Họ nhanh chóng rời đi, bạn ngơ ngác xen lẫn cảm giác thất vọng.
Chuyện gì đã xảy ra?
Vì sản phẩm của bạn quá lạ mắt, hay thực sự đơn điệu ? Vì sản phẩm của bạn quá phức tạp để sử dụng, hay đơn giản đến mức không có điểm gì đặc biệt để khám phá ? Vì sản phẩm của bạn quá đắt, hay rẻ đến mức như của cho không?
Tất cả đều do cách bạn mô tả sản phẩm để định hình phân khúc thị trường.
Với thiết kế tinh tế, Apple quyến rũ khách hàng và tạo ra tiếng vang lớn cho mỗi lần ra mắt. Nó tạo ra một cộng đồng hâm mộ cuồng nhiệt. Nó tạo ra những “con nghiện” Iphone, Ipad, MacBook,…
Vậy làm thế nào để Apple thu hút, mê hoặc, dụ dỗ và thuyết phục bạn mua sản phẩm mới?
Apple làm điều đó như thế nào?
Bằng cách nghiên cứu iPad Pro. Bạn sẽ biết cách xây dựng bản mô tả sản phẩm quyến rũ khách hàng để thúc đẩy doanh số của bạn.
Trích từ bài viết: Cách Mô Tả Sản Phẩm Cuốn Hút Như Apple.
3. Lời Tuyên Bố
Đôi khi, bạn tự coi mình như một nhà tiên tri. Bạn nói rằng bạn biết hết những gì độc giả đang nghĩ. Họ đang sai lầm? họ thất bại? họ đang buồn phiền? họ đang đau khổ?
Theo một nghiên cứu, chúng ta có khả năng áp đặt cảm xúc lên người khác. Cảm xúc quyết định hành động. Vì thế, độc giả tò mò muốn tìm hiểu xem có đúng không khi bạn cho rằng họ đồng ý với điều bạn sắp nói.
Ví dụ cụm từ chuyển tiếp:
- Tôi biết bạn đang nghĩ gì.
- Bạn có đồng ý với tôi rằng.
- Hãy để tôi đoán.
- Như bạn đã biết.
- Chúng ta đều biết.
- Hãy thừa nhận.
- Bạn đang tự hỏi.
Ví dụ thực tế:
Hãy để tôi đoán.
Bạn đang học cách viết bài cho web?
Và bạn đã có một tiêu đề thu hút độc giả?
Tuy nhiên, khi thêm tiêu đề phụ để tạo dàn ý cho bài viết. Mặc dù loay hoay cả tiếng đồng hồ, bạn vẫn không biết viết như thế nào. Dường như đây là một nhiệm vụ quá sức.
Một công việc khó khăn, phải không?
Làm thế nào để phân chia một bài viết lớn thành các phần nhỏ hơn ? Làm thế nào tạo sự liên quan giữa các tiêu đề phụ? Làm thế nào hiển thị tiêu đề phụ trên kết quả tìm kiếm Google?
Bạn không cô đơn. Vì khi bắt đầu học viết, tất cả mọi người đều như bạn.
Nhưng may mắn là tôi đã từng trải qua điều này. Và bây giờ, tôi sẽ chỉ cho bạn cách viết tiêu đề phụ đạt tiêu chí “google thích và đúng cái khách hàng muốn “
…
Trích từ bài viết: Tuyệt Chiêu Viết Tiêu Đề Chính Hấp Dẫn Khách Hàng Trong 30 Giây.
4. Lời Mời Gọi
Mỗi khi kết thúc một phần để bắt đầu phần tiếp theo, bạn cần có mồi câu để kéo khách hàng bạn đọc tiếp. Do đó, còn gì tuyệt vời hơn khi bạn mở ra một vấn đề mới, hứa hẹn với độc giả về những điều quan trọng bạn sắp chia sẻ.
Hãy thành thật. Bạn có muốn bỏ lỡ điều quan trọng và có ý nghĩa với bản thân bạn không?
Ví dụ cụm từ chuyển tiếp:
- Nhưng trước tiên, bạn cần hiểu rõ điều đó là gì.
- Đó là những gì chúng ta sẽ tìm hiểu ngay bây giờ.
- Và bây giờ đến phần quan trọng nhất.
- Hãy chú ý đến chia sẻ quan trọng ngay sau đây.
- Tiếp tục nhé.
- Bắt đầu nhé.
- Đừng bỏ qua vì điều sắp tới ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn đấy.
Ví dụ thực tế:
Câu hỏi hiện lên trong tâm trí của bạn: từ ngữ quyền lực có thực sự hiệu quả?
Để trả lời, bạn phải hiểu rõ cách từ ngữ quyền lực tác động đến cảm xúc khách hàng. Cách khách hàng mua sản phẩm. Và cách từ quyền lực giải quyết nỗi đau của khách hàng.
Trước tiên, bạn nhớ rằng khách hàng chỉ mua sản phẩm dịch vụ của bạn khi nó giải quyết được vấn đề của họ.
Vì thực tế, khách hàng không mua sản phẩm của bạn mà khách hàng tìm kiếm và mua giải pháp cho nỗi đau, sự thất vọng họ đang gặp phải.
Do đó, bạn phải giúp khách hàng giải quyết nỗi sợ hãi, sự giận dữ, cảm giác cô đơn và sự đau đớn. Trấn an khách hàng, giúp họ có cảm giác an toàn. Kế tiếp, hãy rắc thêm một chút ” lòng tham ” từ họ. Và cuối cùng, mạnh mẽ kêu gọi khách hàng hành động để mua giải pháp của bạn.
Vì vậy…
Nếu muốn nhanh chóng bán giải pháp của mình, hãy học cách sử dụng 6 loại từ ngữ giúp bạn chạm vào cảm xúc của khách hàng.
Đó là những gì chúng ta sẽ tìm hiểu ngay bây giờ.
Trích từ bài viết: Cách Sử Dụng 907 Từ Ngữ Quyền Lực Để Thôi Miên Khách Hàng.
5. Sử Dụng Ví Dụ
Tất nhiên rồi, ví dụ là không thể thiếu trong bài viết. Nó cung cấp bằng chứng nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào luận điểm của bạn.
Một số ví dụ cụm từ chuyển tiếp:
Ví dụ.
- Bạn muốn thêm 1 ví dụ.
- Muốn 1 ví dụ minh họa.
- Hãy xem cách XXXX làm như thế nào.
- Tìm hiểu ví dụ sau.
- Phân tích ví dụ.
- Thí vụ như.
- Như trường hợp của.
- Nhìn vào những gì xảy ra với…
Ví dụ thực tế:
Trích từ bài viết: Bật Mí 3 Cách Đơn Giản Viết Mở Đầu Bài Viết Bán Hàng Thu Hút.
6. Giải Thích Một Ý Tưởng
Thông thường, khi sắp giải thích một vấn đề mà bạn đưa ra trước đó. Bạn cần sự tập trung cao độ từ độc giả. Do đó, thật tốt khi chúng ta có những cụm từ làm tốt công việc này:
- Hãy để tôi giải thích.
- Tôi sẽ làm rõ ý này.
- Ý tôi là.
- Tôi sẽ giải thích.
- Hãy để tôi chia sẻ điều này cho bạn.
Ví dụ thực tế:
Như bạn đã biết.
Bán hàng là cuộc chiến trong tâm thức để dành tâm trí khách hàng. Bạn phải giống như một nhà tâm lý đọc suy nghĩ của họ. Tìm hiểu vấn đề khách hàng đang gặp phải. Do đó, tiêu đề phụ chính xác là gạch đầu dòng giúp khách hàng nhận ra những vấn đề của họ.
Hãy để tôi giải thích.
Giống như một menu trong một nhà hàng. Tiêu đề phụ phải thật nổi bật để được chọn. Vì thế, bạn cần sử dụng từ ngữ cảm giác khi kết hợp vấn đề với lợi ích khách hàng và 2 phương pháp viết tiêu đề phụ. Điều này tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng, thu hút họ và cám dỗ họ nhấp vào tiêu đề phụ của bạn.
Trích từ bài viết: 4 Cách Viết Tiêu Đề Phụ Đúng Tâm Lý Khách Hàng.
7. Sự Đồng Cảm
Cụm từ đồng cảm được sử dụng khi bạn muốn độc giả ngầm định sẽ đồng ý với bạn. Điều này tăng thêm độ tin cậy vào những luận điểm bạn đưa ra.
Ví dụ từ, cụm từ chuyển tiếp thể hiện sự đồng cảm:
- Vâng.
- Đúng vậy.
- Chắn chắn là vậy.
- Tôi cũng vậy.
- Tôi cũng từng như vậy.
Ví dụ thực tế:
Bài viết bán hàng tốt phải kết hợp tính năng và lợi ích sản phẩm.
Đúng vậy.
Bởi vì khách hàng luôn tự hỏi: tại sao tôi phải mua sản phẩm này ? có lợi ích gì cho tôi không nếu tôi sở hữu nó ? sản phẩm này có giải quyết vấn đề tôi đang gặp phải không ? tôi có tiết kiệm được thời gian, tiền bạc nếu mua giải pháp này không? Tóm lại, khách hàng không quan tâm tính năng, thay vào đó là lợi ích sản phẩm.
Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ quay trở lại ví dụ trên.
Bạn đang là nhân viên bán hàng điện máy. Bạn muốn chuyển đổi tính năng thành lợi ích sản phẩm ?
Hãy hỏi ” Thì Sao Nào ? “
Trích từ bài viết: Phương Pháp dịch Chuyển Tính Năng Thành Lợi Ích Sản Phẩm Trong 1 Nốt Nhạc.
Tỉ Lệ Chuyển Đổi Cho Bài Viết Của Bạn Phụ Thuộc Vào Cảm Xúc Khách Hàng
Nghiên cứu chỉ ra rằng, 95% quyết định mua hàng bằng cảm xúc. Do đó, tỉ lệ chuyển đổi sẽ tỉ lệ thuận với cảm xúc của khách hàng. Khách hàng càng ở lâu trên trang của bạn thì bạn càng có nhiều cơ hội bán hàng cho họ.
Vì thế, hãy kết nối và thúc đẩy cảm xúc khách hàng của bạn bằng cách sử dụng từ, cụm từ chuyển tiếp để tạo ra một đoạn mở đầu quyến rũ, một mô tả sản phẩm độc đáo đúng tâm lý khách hàng và một kết thúc bài viết có thể hành động được.
Thực tế, có hàng trăm từ, cụm từ chuyển tiếp cho văn bản. Nhưng tôi chỉ đưa ra 7 loại phổ biến thường được sử dụng nhất. Từng đó cũng đủ để bạn tạo nên những bài viết mê hoặc khách hàng.
Hãy tập trung và thực hành thường xuyên. Bạn sẽ xây dựng thành công những bài viết như chuỗi Domino được cuốn đi dường như không thể dừng lại.