Xây Dựng Trải Nghiệp Khách Hàng Xuất Sắc Cho Bài Viết Bán Hàng

trải nghiệm khách hàng

Bạn nhìn thấy hình ảnh đại diện của bài viết này không?

Ý tôi muốn nói…

Trong thời đại số 4.0, hầu hết mọi người bị xiềng xích bởi tivi, máy tính, smart phone,… và bị chặn đứng mọi ngả đường dẫn đến tài liệu, sách báo in giấy.

Đó là cảnh báo đỏ nhưng cũng là cơ hội cho chúng ta: “những người kinh doanh qua mạng Internet“.

Tại sao là cơ hội?

Đúng vậy.

Theo thống kê của ThinkWithGoogle, 63% khách hàng thực hiện hành trình mua sắm của mình bằng online. Và tỉ lệ này ngày càng cao, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh covid-19 xảy ra. Do đó, nếu nội dung bán hàng trực tuyến của bạn tạo ra một trải nghiệm khách hàng xuất sắc. Thì chúc mừng bạn đã có thêm một khách hàng trung thành. Bạn đã khóa chặt số phận họ vào sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Vì theo nghiên cứu về lòng trung thành của khách hàng, HubSpot chỉ ra rằng:

  • Bạn tốn chi phí gấp 5 lần để có được khách hàng mới so với việc giữ chân khách hàng hiện tại.
  • Khách hàng trung thành có khả năng dùng thử sản phẩm mới của bạn cao hơn 50% cũng như chi tiêu nhiều hơn 31% so với khách hàng mới.

Vì thế, xây dựng nội dung đúng – trúng tâm lý khách hàng cho website, blog, fan-page, bài viết bán hàng là điều kiện cần và đủ để giảm chi phí marketing và tăng lợi nhuận.

Giải pháp nào làm được điều đó?

Vâng. Bạn cần xây dựng trải nghiệm khách hàng xuất sắc trên bài viết bán hàng.

Vậy trải nghiệm khách hàng là gì? Những yếu tố nào cấu thành nên trải nghiệm khách hàng trong văn bản? Làm thế nào xây dựng được chiến lược trải nghiệm khách hàng xuất sắc nhất cho bài viết bán hàng của bạn?

Hãy để tôi giải thích trong phần tiếp theo…

FULL Khóa học Copywriting MIỄN PHÍ dành cho người mới bắt đầu >>>

Trải Nghiệm Khách Hàng Là Gì

Câu chuyện thực tế của tôi…

Cho đến bây giờ tôi và vợ vẫn cảm thấy sợ hãi khi nhớ lại hành trình vợ tôi sinh bé thứ nhất tại một bệnh viên công. Sản phụ sinh mổ nhưng 2 người nằm cùng một giường bé tí tẹo. Người nhà chăm sóc bệnh nhân thì nằm la liệt trên nền nhà từ hành lang tới gầm giường. Tình trạng móc túi, trộm cắp thì như chốn không người.

Thật kinh khủng. Đó là một trải nghiệm xấu.

Vì thế, khi chuẩn bị đón bé thứ 2, chúng tôi đã lựa chọn một bệnh viện tư nhân tại Hà Nội.

Và đây là cách bệnh viện tư nhân này thuyết phục tôi sử dụng dịch vụ của họ.

Nhân viên Sale niềm nở chào đón vợ chồng tôi ngay khi bước vào sảnh bệnh viện. Cô ấy dẫn chúng tôi đi dọc theo hành lang rộng hai bên trồng đầy cây xanh. Một không gian thoáng mát như khu nghỉ dưỡng. Sau đó, theo thang máy lên tầng 5 khoa sản, giới thiệu chi tiết các dịch vụ:

  • Phòng ở tiêu chuẩn 5 sao, y tá túc trực 24/24.
  • Phòng tắm bé được khử trùng tuyệt đối 100%.
  • Bé được tiếp xúc da kề da với mẹ và được ti ngay sữa đầu.
  • Có phòng nghỉ ngơi, tắm rửa vệ sinh cho người nhà chăm sóc sản phụ.
  • Miễn phí bỉm sữa, quần áo cho bé trong suốt 5 ngày nằm viện.
  • Chụp ảnh bộ ảnh lưu niệm cho mẹ và bé trước khi xuất viện.
  • Khám miễn phí 3 lần cho mẹ và bé sau sinh.

…và nhiều dịch vụ khác được ưu đãi kèm theo.

Đặc biệt là nhân viên ở đây luôn lịch sự, lễ phép chào hỏi và nụ cười thường trực trên môi.

Tóm lại, nếu đăng ký sinh ở đây thì vợ chồng tôi không cần mang theo bất cứ thứ gì vì bệnh viện lo từ A đến Z.

Tất cả những điều này đã chạm tới cảm xúclợi ích mà tôi mong muốn. Nó là lý do khiến tôi xuống tiền 30 triệu để sử dụng gói dịch vụ này.

Chứng tỏ rằng: khi khách hàng có một trải nghiệm dịch vụ xuất sắc thì tiền bạc không còn là rào cản đối với họ.

Vậy trải nghiệm khách hàng là gì ?

Theo lan GoldingTrải nghiệm khách hàng là tổng hợp tất cả các tương tác của một khách hàng có với một nhà cung cấp trong thời gian xảy ra mối quan hệ giữa họ với nhà cung cấp đó

Có thể thấy, các dịch vụ như: du lịch, nhà hàng, khách sạn,…dễ dàng tạo ra một trải nghiệm thực tế cho khách hàng.

Nhưng một bài viết bán hàng thì sao? Làm thế nào tạo ra một trải nghiệm khách hàng xuất sắc khiến họ tin tưởng và mua hàng sau khi đọc bài viết của bạn?

Hãy để tôi hướng dẫn bạn làm điều đó…

6 Yếu Tố Tạo Nên Trải Nghiệm Tốt Cho Bài Viết Bán Hàng

Trong cuốn ” Trải Nghiệm Khách Hàng Xuất Sắc” của Nguyễn Dương. Tác giả khẳng định ” khách hàng không trung thành với bạn, họ trung thành với trải nghiệm mà bạn tạo ra

Đúng. Bởi vì khách hàng không quan tâm đến bạn là ai? Làm gì? Bao nhiêu tuổi? Ở đâu? mà họ chỉ quan tâm đến giá trị họ nhận được. Bạn có khiến họ cảm thấy vui vẻ không? Sản phẩm dịch vụ của bạn có giải quyết triệt để vấn đề của họ không? Có giúp cuộc sống của họ tốt lên không? Có giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn không? Có giúp họ sống khỏe mạnh hơn không? Có tạo thêm nhiều mối quan hệ tuyệt vời hơn không?

Rõ ràng, tất cả được tạo nên bởi một bài viết có trải nghiệm khách hàng xuất sắc.

Và để làm được những điều này bạn cần:

  • Viết từ trái tim mình.
  • Tạo ra sự khác biệt.
  • Đừng thể hiện mình quá chuyên nghiệp.
  • Cho đi thật nhiều.
  • Kết hợp sự thật và cảm xúc.

Trải nghiệm khách hàng thường bắt đầu bằng sự hấp dẫn về cảm xúc sau đó mới đến lý lẽ. Đó là lý do tại sao bạn cần:

1. Viết Từ Trái Tim

Bạn có đồng ý với tôi rằng.

Khi đam mê điều gì đó, chắc chắn bạn sẽ làm nó không biết mệt mỏi, làm nó bằng cả trái tim.

Đúng không?

Viết cũng vậy, bạn chỉ có thể viết từ trái tim khi nuôi dưỡng tâm hồn mình với niềm đêm mê viết lách.

Khi bạn viết từ trái tim với một niềm đam mê mãnh liệt sẽ giúp bạn bỏ qua lợi ích tiền bạc để chia sẻ mọi thông tin hữu ích nhất cho độc giả của mình.

Thay vì những lời tuyên bố chung chung thiếu nhiệt tình thì bạn truyền cảm hứng cho khán giả của mình. Thay vì cố gắng bán hàng thì bạn là người cố vấn nhiệt tình, giúp người đọc lựa chọn được sản phẩm, dịch vụ tốt nhất. Thay vì cố gắng nói quá lên về những lợi ích sản phẩm thì bạn có những đánh giá khách quan về ưu – nhược điểm của sản phẩm dịch vụ mà họ đang có nhu cầu.

Hãy nhớ khi bạn viết bằng trái tim thì độc giả tự tìm đến bạn.

2. Tạo Ra Sự Khác Biệt

Trong một thế giới bội thực thông tin này, nếu bạn không khác biệt có nghĩa là… chết.

Viết lách cũng vậy, với 4000 bài blog được đăng mỗi phút thì cơ hội nào cho bạn có được sự chú ý từ độc giả. Cơ hội nào cho bạn bán được sản phẩm, dịch vụ của mình?

Nếu không có sự khác biệt thì tỉ lệ gần như bằng 0.

Vậy làm thế nào tạo ra sự khác biệt cho bài viết bán hàng?

Ngôn từ của bạn phải thật cuốn hút để thôi miên cho khách hàng. Giọng văn của bạn phải mang tính cá nhân để lôi kéo khán giả tập trung cao độ vào lời nói. Thương hiệu cá nhân của bạn phải thật nổi bật để phân biệt bạn với hàng ngàn nhà văn khác.

Để làm được những điều này bạn có thể tìm đọc cuốn sách Nội Dung Khác Biệt – Tiêu Diệt Khách Hàng. Ở đó, bạn sẽ được chỉ dẫn từng bước để tạo ra sự khác biệt cho blog và từng bài viết của bạn.

Bạn hoàn toàn nổi bật giữa một biển những nội dung xám xịt trên Internet.

Click chuột vào đây để mua sách giảm giá 40% >>>

3. Đừng Thể Hiện Mình Quá Chuyên Nghiệp

Hãy “chuyên gia” nhưng đừng “quá chuyên nghiệp”.

Vì sao lại vậy?

Vì hầu hết mọi người muốn mua nhưng không muốn bị bán hàng. Họ muốn nghe lời khuyên từ một chuyên gia chứ không muốn mua hàng từ một “con buôn lõi đời”.

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Nếu quá chuyên nghiệp như một “con buôn” sẽ giết chết tiếng nói của bạn, hút hết năng lượng trong bài viết của bạn, bạn sẽ khiến khách hàng bật chế độ phòng vệ cảm xúc để chống lại bạn. Vì thế, hãy là một chuyên gia giỏi và hào phóng cho đi những kiến thức giá trị nhất của bản thân. Khi đó bạn sẽ trở nên con người và thú vị hơn. Bạn dễ dàng dồn mọi tâm sức vào bài viết của mình để chạm vào tâm hồn khán giả.

Thực tế chỉ ra rằng khi bạn chỉ tập trung vào việc bán hàng, bạn sẽ khiến mọi người mệt mỏi. Tuy nhiên, khi bạn tập trung vào việc giúp đỡ mọi người, bạn đã thiết lập được kết nối đến trái tim khách hàng và bạn có thể bán được nhiều hơn.

Để thể hiện tính chuyên gia, bạn hãy:

  • Cho đi MIỄN PHÍ những kiến thức, kinh nghiệm chuyên sâu nhất của mình.
  • Luôn đưa ra những lời khuyên giá trị mà khách hàng có thể thực hiện được.
  • Đánh giá các sản phẩm, dịch vụ một cách khách quan bao gồm cả ưu và nhược điểm sau khi sử dụng.
  • Giúp độc giả lựa chọn được một sản phẩm phù hợp nhất chứ không cố gắng bán hàng bằng mọi giá.

Một lần nữa nhớ rằng “chuyên gia chứ đừng quá chuyên nghiệp”.

4. Cho Đi Thật Nhiều

Tất nhiên rồi, kiến thức chuyên gia mãi là của bạn nếu bạn không chia sẻ nó cho cộng đồng. Vì thế, cho đi thật nhiều là cách duy nhất bạn đến gần hơn với khán giả của mình. Bạn càng cho đi nhiều giá trị thì độc giả càng biết ơn bạn và mong muốn “báo đáp” lại bạn bằng cách mua những món hàng mà bạn bán trên blog hay website của mình.

Tôi muốn tiết lộ cho bạn một bí mật đó là: khách hàng thường mua hàng từ những người họ thích và tin tưởng. Vậy nên, bạn cho đi kiến thức bằng cá tính của mình thì khán giả sẽ cảm nhận được sự thân thiện từ nơi bạn. Họ bắt đầu tin tưởng bạn. Thích bạn. Và ngay khi mối giao hảo ngày càng thân thiết sẽ dẫn đến hành động mua và bán.

Vậy làm sao để thân thiết hơn với độc giả?

Hãy viết bài bằng giọng văn riêng của bạn. Đừng bắt chước ai cả. Đây là bài học đắt giá mà bạn bắt buộc phải nhớ nếu muốn mình trở nên nổi bật giữa đám đông hỗn loạn trên Internet.

Đừng ngần ngại gì nữa. Hãy cho đi giá trị lớn nhất của bạn với cá tính và phong cách viết mà bạn cảm thấy nó phù hợp nhất với mình.

5. Kết Hợp Sự Thật Và Cảm Xúc

Viết là sáng tạo. Và sáng tạo thì luôn thể hiện sự không chắc chắn. Vì thế không có điều gì là sự thật 100% ngay cả khi bạn giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của mình.

Nghĩa là sao?

Có nghĩa để tăng trải nghiệm “thật” trong tâm trí độc giả khi đọc bài viết nhằm kích thích họ thực hiện hành động mua hàng thì bạn cần phải tác động được vào cảm xúc của họ. Bạn phải biết cách kết hợp giữa sự thật và cảm xúc.

Khi đó bạn cần:

Mô tả sản phẩm theo cách cảm tính

Như bạn đã biết, 95% khách hàng mua hàng bằng cảm xúc và tự biện minh cho hành động đó bằng một lý do thuyết phục.

Vì thế, hãy hấp dẫn cảm xúc độc giả bằng cách mô tả sản phẩm của bạn một cách cảm tính.

Bạn muốn một ví dụ?

Đồ uống này có vị của tuyết. Không phải là loại sản phẩm bạn thường thấy bày bán trên các kệ hàng trong siêu thị, mà là sự kết tinh của các loại muối khoáng được khai thác từ các mạch nước ngầm tại vùng núi Phú Sĩ, Nhật Bản. Vì thế, ngay cả khi bạn ở tại Việt Nam thì bạn vẫn có thể tìm thấy một chút khí hậu của vùng ôn đới trong đồ uống này.

Vì thế, chỉ cần nhắm mắt lại, uống một ngụm là bạn vẫn cảm nhận được một chút mát lạnh, sảng khoái. Thật tuyệt vời khi loại đồ uống tuyệt vời này mang lại cho bạn:

+ Đủ lượng calo cho một ngày làm việc.

+ Bổ sung nguồn khoáng chất Magie, kẽm, mangan, đồng… vô tận.

+ Hương vị của 8 loại trái cây khác nhau.

Bạn thấy đó, bằng cách thêm nếm những từ hấp dẫn về mặt cảm xúc sẽ khiến sản phẩm trở nên cảm tính hơn.

  • Bạn gần như có thể cảm thấy mát lạnh nơi cổ họng khi đọc mô tả này. Những từ cảm tính được sử dụng ở đây bao gồm: vị của tuyết, sảng khoái, vùng ôn đới.
  • Giúp người đọc liên tưởng một loại đồ uống đơn giản với một chút khí hậu ôn đới Nhật Bản.
  • Một số lý do để biện minh cho hành động mua hàng của bạn: đủ lượng calo cho cả ngày, 8 loại trái cây khác nhau, nguồn khoáng chất Magie, kẽm, mangan,..

Để có thể “cảm tính hóa” sản phẩm dịch vụ, bạn cần đứng về phía khách hàng và đánh giá xem họ cảm thấy thế nào. Tiếp theo, sử dụng các từ cảm xúc để mô tả cảm giác đó của họ. Đây chính là cách bạn xây dựng một trải nghiệm sử dụng sản phẩm thực tế trong tâm trí độc giả.

6. Loại Bỏ Nỗi Sợ Hãi

Bạn luôn nghĩ sản phẩm dịch vụ bạn tạo ra là tốt nhất. Bởi bạn đã dành nhiều thời gian và công sức để tạo ra nó. Vì thế, không có lý do gì để khách hàng từ chối nó cả.

Nhưng khách hàng không nghĩ vậy. Họ thường có một số “nỗi sợ” thường trực trước khi quyết định xuống tiền cho bạn. Nhờ vào đặc điểm này, bạn cần cung cấp một bài viết có sức hấp dẫn về mặt cảm xúc để loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ hãi của họ.

Giống như ví dụ dưới đây là bài viết giới thiệu về Phần mềm thiết kế hệ thống bán hàng tự động Website Automation.

Xây dựng website bán hàng tự động mà không cần biết kỹ thuật.

Phần mềm của chúng tôi cho phép bạn thiết kế và xây dựng một hệ thống bán hàng tự động 100% chỉ trong 5 phút mà không cần lo lắng về WordPress. Việc duy nhất bạn cần làm là đăng nhập vào hệ thống, kéo thả các khối, điền vào một vài từ khóa cơ bản và nhấp chuột.

Bùm!

Sau 5 phút bạn đã có hệ thống Website Automation của riêng mình. Thật đơn giản… phải không nào?

Đặc biệt, bạn không bao giờ phải lo lắng về việc phải bảo trì hệ thống, cập nhật phần mềm, lỗi plugin hay lo sợ vấn đề bảo mật. Vì phần mềm hoạt động trên nền tảng website 100%, không cần cài đặt trên máy tính cá nhân của bạn.

Cách Website Automation loại bỏ nỗi sợ hãi của khách hàng:

  • Sử dụng những từ cảm xúc để mô tả vấn đề, rắc rối khách hàng gặp phải: không cần biết kỹ thuật, không cần lo lắng về wordpress. Và mô tả sự đơn giản chỉ bằng một cái nhấp chuột, sau đó chờ 5 phút để nhận kết quả.
  • Xóa tan nỗi lo thường trực của những người làm website bằng cách tuyên bố: không cần phải lo lắng về bảo trì hệ thống, cập nhật phần mềm, lỗi plugin hay các vấn đề bảo mật phức tạp khác.

Để có thể tạo ra một thông điệp bán hàng xuyên suốt cùng trải nghiệm “tin tưởng” từ phía khách hàng, bạn cần xem xét những gì họ đang lo lắng hoặc thất vọng. Sau đó đề xuất giải pháp đơn giản nhất có thể thực hiện nhằm tháo gỡ nghi vấn từ phía khách hàng.

Bắt Đầu Tạo Trải Nghiệm Cho Bài Viết Như Một Người Chuyên Nghiệp

Bạn còn chờ gì nữa?

Hãy ngồi xuống, đặt tay lên bàn phím, tạo ra một trải nghiệm tuyệt vời trong tâm trí khách hàng cho bài viết của bạn bằng cách:

  • Kết nối cảm xúc với khách hàng từ trái tim.
  • Tạo ra sự khác biệt để khách hàng phân biệt bạn với hàng trăm người khác trên Internet.
  • Trở thành một chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực của bạn nhưng hãy nhớ đừng thể hiện mình quá chuyên nghiệp.
  • Cho đi MIỄN PHÍ những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng,…tốt nhất mà bản thân bạn đang có.
  • Mô tả “cảm tính” sản phẩm dịch vụ để tác động mạnh mẽ vào cảm xúc độc giả.
  • Giúp khách hàng mua sản phẩm bằng cách loại bỏ hoàn toàn nỗi sợ đang tồn tại trong tâm trí họ.

Nhớ rằng, để quyến rũ và biến độc giả thành khách hàng thì bạn cần thu hút cảm xúc của họ và giúp họ biện minh cho hành động mua hàng của mình một cách có logic.

Vì thế hãy bắt đầu bằng cảm xúc và kết thúc cuộc “bán hàng” bằng cảm tính.

Thật dễ dàng… phải không?

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *