Thiết Kế Hệ Thống Email Tự Động (P1)

Ngày này, bạn có rất nhiều lựa chọn khác nhau khi thiết kế hệ thống Email tự động. Bạn có thể sử dụng Getresponse, Mailchimp,… Nhưng phần lớn những nền tảng này đều có nhược điểm là:

  • Sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.
  • Giá thành cao.
  • Khi hệ thống gặp trục trặc thì đội ngũ hỗ trợ thường không được tốt, không kịp thời (vì trái múi giờ với người việt).

Do đó, nếu bạn đang muốn thiết kế hệ thống email tự động khi làm tiếp thị liên kết Amazon hoặc bất cứ nền tảng tiếp thị liến kết nào khác thì hãy sử dụng Ladiflow. Như bạn thấy hệ thống Email của website này cũng đang chạy trên nền tảng Ladifllow.

Ladiflow có những điểm gì tốt hơn các nền tảng khác?

  1. Tích hợp đa kênh: adiflow không chỉ hỗ trợ gửi email mà còn tích hợp nhiều kênh giao tiếp khác như SMS, Facebook Messenger, và Zalo, giúp bạn tiếp cận khách hàng đa dạng hơn.
  2. Tự động hóa thông minh: Ladiflow có các tính năng tự động hóa cao cấp, giúp bạn tạo ra các chiến dịch email marketing tự động dựa trên hành vi của khách hàng, từ đó tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi.
  3. Giao diện người dùng thân thiện: Ladiflow cung cấp giao diện người dùng đơn giản và dễ sử dụng, giúp người mới bắt đầu cũng có thể thiết lập và quản lý các chiến dịch email một cách hiệu quả.
  4. Phân khúc khách hàng chi tiết: Ladiflow cho phép bạn phân khúc khách hàng chi tiết dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như hành vi, sở thích, và lịch sử mua sắm, giúp bạn gửi email đúng đối tượng và nâng cao hiệu quả chiến dịch.
  5. Giá cả cạnh tranh: So với GetResponse và Mailchimp, Ladiflow có các gói dịch vụ với giá cả hợp lý, phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  6. Hỗ trợ khách hàng tốt: Ladiflow có đội ngũ hỗ trợ khách hàng tận tình, sẵn sàng giải đáp thắc mắc và giúp bạn khắc phục các vấn đề gặp phải trong quá trình sử dụng.
  7. Tích hợp với các hệ thống khác: Ladiflow dễ dàng tích hợp với các nền tảng thương mại điện tử và các hệ thống quản lý khách hàng (CRM) khác, giúp bạn quản lý dữ liệu khách hàng một cách đồng bộ và hiệu quả.

Với những điểm vô cùng tuyệt vời như vậy, thì bạn còn chờ gì nữa mà không đăng ký dùng thử Ladiflow.

Ngay bây giờ, Trung sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách thiết kế hệ thống Email tự động bằng Ladiflow nhé.

Let’s go!!!

Bạn có thể xem FULL video hướng dẫn cách thiết kế hệ thống Email Marketing tự động tại đây:

Bước 1: Tích Hợp WordPress

Hiện tại, hệ thống này cho phép tích hợp không giới hạn số tích hợp WordPress với Ladiflow.

1. Cài đặt Plugin LadiPage trong WordPress.

  1. Đăng nhập trang quản trị website WordPress của bạn với quyền Admin.
  2. Tại menu Plugins chọn Add New để cài đặt plugins mới.
  3. Chọn Tệp file plugin LadiPage để cài đặt plugin vào WordPress. Tải file TẠI ĐÂY

Trong trường hợp tải file.ladipage báo lỗi, vui lòng kiểm tra lại thông tin hosting, xem cấp quyền tải file không.

  1. Bấm chọn app LadiApp vừa cài, sau đó sao chép lại nội dung trong 2 ô API KEYAPI URL (Lưu ý: bấm Save Changes sau khi lấy API).

2. Tích hợp tài khoản WordPress

  1. Tìm và chọn ứng dụng WordPress trên danh sách ứng dụng tích hợp.
  1. Chọn Thêm liên kết.
  2. Mở 1 cửa sổ trình duyệt mới, truy cập vào trang WordPress và đăng nhập với tài khoản của bạn.
  3. Trên WordPress, chọn LadiApp. Copy API Key, Website URL lần lượt paste vào API Key và API URL trên Form lưu liên kết trên LadiFlow. Chọn Save changes trên wordpress để lưu dữ liệu.
  1. Đặt tên cho tích hợp của bạn và chọn Lưu liên kết.

Bước 2: Tạo Các Bản Ghi Trên CloudFlare

Để có thể gửi chuỗi email đến người đăng ký, bạn cần tạo các bản ghi trên CloudFlare.

1. Đăng ký tài khoản tại https://www.cloudflare.com.

Nhấp chuột vào Sign up
Lựa chọn gói Free trên CloudFlare

2.Thêm Website vào CloudFlare.

Đầu tiên bạn bấm Add a Site để thêm tên miền của bạn vào hệ thống CloudFlare.

Nhấp chuột vào Add a website or application

Bạn nhập tên miền chính không có www.

Nhấp chuột vào Continue

3. Xác thực các cấu hình đã có của tên miền.

  • Nếu tên miền đang hoạt động, toàn bộ các bản ghi bạn đã tạo trong quản trị tên miền sẽ được CloudFlare quét và hiển thị lại
  • Có thể xuất hiện trường hợp không có bản ghi nào cả, nếu tên miền vừa được đăng ký xong.

4. Trỏ Name servers về CloudFlare.

CloudFlare cung cấp 2 bản ghi Name servers, bạn sao chép 02 Namesever này thay thế cho 02 Nameserver của bên cung cấp tên miền. Trong trường hợp bạn không biết thao tác thay đổi nameserver trong quản trị tên miền, xin vui lòng liên hệ với bên cung cấp tên miền, nhờ hỗ trợ thay đổi Nameserver về 2 bản ghi Name server của Cloudflare.

Với tên miền trên NameSilo bạn làm như sau.

Nhấp chuột vào Continue.

Lần lượt copy Name server từ CloudFlare thay thế Name Server trong trang quản trị tên miền NameSilo.

Lưu ý:

Khi đã trỏ Nameserver về CloudFlare, cấu hình các bản ghi trong quản trị tên miền sẽ không còn hiệu lực. Tất cả các ghi sẽ được tạo/cập nhật trong tài khoản CloudFlare.

Cuối cùng kiểm tra kết nối giữa Domain với CloudFlare

Nhấp chuột vào continue

Nhấp chuột vào Get started

Nhấp chuột vào Save

Chọn Finish

Bước 3: Quản Lý Tên Miền

Sau khi đăng nhập vào LadiFlow, bạn sẽ thực hiện như sau:

  1. Chọn Cài đặt, sau đó chọn Quản lý tên miền.
  2. Chọn Thêm tên miền.
  3. Nhập tên miền của bạn.
  4. Chọn Thêm tên miền.

Thêm tên miền thành công

Sau khi thêm tên miền thành công, hệ thống hiển thị danh sách các bản ghi DNS cần thêm như sau:

  1. Truy cập vào kênh quản lý tên miền của bạn, tạo lần lượt các bản ghi DNS với các thông tin hệ thống hiển thị.

Sau đó chọn Xác thực

Nhưng bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận tên miền thất bại như hình dưới:

Để xác thực tên miền thành công bạn cần chuyển trạng thái của các trường A; CNAME; CNAME (xem hình dưới) từ On thành Off.

Trạng thái sau khi chuyển:

Quay trở lại Ladiflow và nhấp chuột vào xác thực:

Kết quả là bạn xác thực tên miền thành công.

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *