5 Bước Tự Học CopyWriting Trong Bán Hàng

tự học copywriting

Tự học CopyWriting là nhiệm vụ khó khăn.

Nhưng bạn nên biết rằng, tự học CopyWriting có thể tạo cho bạn một thói quen viết tốt sau này. Rèn luyện lòng kiên nhẫn và tính kỷ luật cao.

Bạn không thể làm tốt công việc của một nhà văn nếu không thể ngồi hàng giờ trước máy tính. Bạn không thể sáng tạo nội dung nếu không biết cách sử dụng ngôn từ thôi miên để tạo ra những câu văn ngắn gọn súc tích. Bạn không thể tạo ra một trải nghiệm xuất sắc cho bài viết bán hàng nếu không vẽ chính xác chân dung người đọc của bạn. Và bạn không thể bán được hàng nếu không truyền tải thành công thông điệp mạnh mẽ đến khách hàng.

Bạn có thể biện mình rằng, phần mềm viết copywriting tự động vẫn đang giúp tôi sản xuất ra hàng chục bài viết mỗi ngày chỉ với một vài click chuột. Vậy tại sao tôi phải tốn công sức tự học viết copywriting?

Nếu bạn đang nghĩ như vậy thì có thể dừng tại đây và quay lại sử dụng phần mềm hỗ trợ viết copywriting bằng trí tuệ nhân tạo. Ngược lại, nếu bạn muốn nắm chắc kiến thức nền tảng và rèn luyện tư duy cùng kỹ năng viết chuyên sâu thì đây là bài viết dành cho bạn. Với 5 bước đơn giản được tiết lộ trong bài viết này sẽ giúp quá trình tự học copywriting của bạn trở nên đơn giản và vui vẻ hơn nhiều.

Tôi biết, thật khó khăn để bắt đầu, nhưng đó là điểm khởi đầu cho một hành trình đầy thú vị trong nghề viết.

Sẵn sàng chưa…

FULL Khóa học Copywriting MIỄN PHÍ dành cho người mới bắt đầu >>>

5 Bước Đơn Giản Để Viết Content Thu Hút

( 14 Phút 15 Giây)

Học Viết CopyWriting Có Khó Không

Copywriting là kỹ thuật xây dựng các bài viết nhằm thuyết phục người đọc thực hiện một hành động cụ thể nào đó như: mua sản phẩm từ bạn, tham gia vào danh sách email, tải xuống một tài liệu miễn phí hoặc đơn giản hơn là theo dõi bạn trên mạng xã hội.

Cho dù các bài viết Copywriting ở dạng nào: trên blog, báo chí, website,… thì mục đích cuối cùng vẫn là cố gắng thú hút khách hàng sau đó chuyển đổi họ thành người mua sản phẩm của bạn.

Tôi đoán nhé…

Bạn đã tự học copywriting bằng cách đọc các bài viết trên nhiều blog? Bạn đã thử áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau trên các bài viết của mình? Bạn đã cố gắng tạo một phong cách viết với giọng văn khác biệt?

Nhưng bạn thất bại thảm hại.

Bạn cảm thấy rằng, tự học Copywriting như một nhiệm quá sức với bạn. Các kiến thức của bạn dường như đang rời rạc, chắp vá.

Bạn cần làm gì để cải thiện điều đó?

Vấn đề mấu chốt là bạn chỉ cần hiểu sâu cấu trúc của một bài viết tốt, học cách sắp xếp quá trình viết và học cách đánh giá các bài viết của chính bạn. Như vậy là đủ.

Ngay sau đây, tôi sẽ tiết lộ hệ thống 5 bước tôi đã sử dụng để tự học copywriting. Hệ thống này hoạt động ngay cả khi bạn muốn trở thành một người viết quảng cáo chuyên nghiệp, một blogger hay một chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực viết quảng cáo cho doanh nghiệp.

Trước tiên, bạn phải xác định rõ…

Bước 1: Bạn Đang Viết Cho Ai

Nếu bạn đã vẽ chính xác chân dung khách hàng mục tiêu, thì bạn thực sự hiểu được những khó khăn, nỗi sợ hãi và ước mơ của họ. Và nếu bạn có được một giải pháp tốt nhất giải quyết vấn đề của họ thì bạn đã đi được nửa chặng đường để viết tốt rồi đó.

Và chìa khóa ở đây là bạn cần học cách lắng nghe để thấu hiểu khách hàng.

Lắng nghe như thế nào?

Nếu bạn không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì có thể lấy thông tin phản hồi của họ từ Internet, trên các diễn đàn hoặc các nhận xét trên blog để làm đầu vào cho các bài viết của mình. Hoặc bạn có thể tạo ra một cuộc khảo sát lớn thông qua facebook cá nhân, các hội nhóm về học viết copywriting chuyên nghiệp, hệ thống email marketing,.v.v.. Những phản hồi của khách hàng là cơ sở quan trọng giúp bạn nâng cấp kỹ năng viết của mình.

Bạn có thể hỏi khách hàng:

  • Nội dung bài viết của bạn có cuốn hút không? Nếu cuốn hút thì tại sao? Nếu không cuốn hút thì tại sao?
  • Khách hàng có sẵn sàng trả tiền thuê bạn viết bài không? Tại sao họ lại quyết định thuê hay không thuê bạn viết bài?
  • Khách hàng mong đợi kết quả gì khi hợp tác với bạn?
  • Có nhiều khách hàng tiềm năng tìm đến họ không?
  • Họ có bán được nhiều hàng hơn khi hợp tác cùng bạn không?

Thêm nữa, nếu bạn có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì đó là một cơ hội tuyệt vời để bạn xác định rõ mục tiêu và ước mơ của họ.

Hãy trò chuyện thân tình với họ và ghi nhớ cách họ sử dụng từ ngữ trong giao tiếp với bạn. Sau đó, sử dụng những từ ngữ này trong văn bản viết. Bởi khi bạn sử dụng ngôn ngữ của khách hàng, họ sẽ cảm thấy như được đồng cảm. Họ cảm thấy bạn thấu hiểu những nỗi đau và niềm mơ ước của họ. Từ đó, họ tin tưởng bạn sẽ có giải pháp tuyệt vời giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải.

Như vậy, bạn có thể thấy rằng, một bài viết tốt không cần phải sáng tạo cái mới, mà ở đó là sự lắng nghe khán giả và đưa ra những giải pháp có thể giúp họ cải thiện cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Bài viết liên quan:

>>>Cách Viết Thông Điệp Bán Hàng Mạnh Mẽ In Sâu Trong Tâm Trí Độc Giả

Bước 2: 8 Nguyên Tắc Viết Nội Dung Thu Hút

Bạn muốn độc giả ngấu nghiến từng chữ trên bài viết? Bạn muốn độc giả phải thốt lên… ôi viết hay quá? Bạn muốn độc giả đọc hết bài này đến bài khác trên blog của bạn?

Vâng. Muốn làm được như vậy thì nội dung của bạn phải có tính thuyết phục.

8 nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này

Nguyên tắc 1: Hài hòa giữa tính năng và lợi ích sản phẩm

Tính năng là đặc điểm lý tính cấu thành lên sản phẩm dịch vụ. Lợi ích là đặc điểm cảm tính giải thích tại sao khách hàng lại cần nó.

Khi bài viết nhiều tính năng hơn lợi ích thì khách hàng không tìm thấy lý do tại sao họ phải bỏ tiền mua những tính năng “vô dụng” đó. Khi đó, bài viết thiếu hấp dẫn về mặt cảm xúc, khách hàng không hiểu liệu sản phẩm có giúp cải thiện cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn không.

Ngược lại, khi bài viết nhiều lợi ích hơn tính năng thì đó là “phi thực tế”. Khách hàng cảm thấy dường như bạn đang “nói quá” về sản phẩm. Họ không thể tin vào những lợi ích “kỳ diệu” mà sản phẩm của bạn đem lại bởi vì nó đang có quá ít tính năng. Có vẻ như bạn đang lừa họ.

Vì vậy, bạn cần trung hòa giữa tính năng và lợi ích.

Bằng cách nào?

Hãy sử dụng câu hỏi “Thì sao nào?” để chuyển đổi mỗi tính năng thành lợi ích tương ứng. Bạn sẽ nhanh chóng tạo ra được một bài viết thuyết phục khách hàng.

Tham khảo bài viết:

>>> Kỹ Thuật Chuyên Sâu Hô Biến Tính Năng Thành Lợi Ích Sản Phẩm

Nguyên tắc 2: Cụ thể hóa từng chi tiết

Những tuyên bố như: ” Đây là lò vi sóng tốt nhất thị trường” hay “Tủ lạnh ABC tiết kiệm điện nhất thế giới” thật sự không đáng tin. Khách hàng không muốn chung chung, họ muốn cụ thể và có thể đo lường được.

Ngược lại, một lời khẳng định: “Cam kết bảo hành lò vi sóng 5 năm” hay ” Tủ lạnh ABC tiết kiệm 30% điện năng nhờ công nghệ Inverter” sẽ khiến lời nói của bạn có trọng lượng. Đó là lời tuyên bố đáng tin cậy.

Vì vậy, trong bài viết bán hàng bạn cần cụ thể hóa mọi tính năng kỹ thuật. Đừng trừu tượng hóa mà càng cụ thể càng tốt. Hãy kết hợp kỹ thuật chuyển đổi tính năng thành lợi ích sản phẩm để cụ thể hóa và làm rõ lợi ích của sản phẩm đem lại.

Nguyên tắc 3: Sử dụng bằng chứng

Không ai muốn làm chuột bạch cho sản phẩm dịch vụ mà chưa biết chất lượng như thế nào. Họ cần những lời nhận xét đánh giá để kiểm chứng.

Nếu sản phẩm dịch vụ được sử dụng bởi một người nổi tiếng (KOL) hoặc từ một người dùng thật có tầm ảnh hưởng (KOC) thì còn gì tuyệt vời hơn. Đó là bằng chứng tốt để khách hàng tin dùng sản phẩm dịch vụ của bạn.

Vì vậy, mà nhiều nhãn hàng sử dụng chiến lược người nổi tiếng để marketing sản phẩm dịch vụ của họ. Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội như tiktok, facebook,… thì người đọc dường như tin vào lời chứng thực của người tiêu dùng thực hơn là những bài viết quảng cáo hoa mỹ.

Bài viết liên quan:

Nghệ thuật Sử Dụng Chữ Số Trong Bài Viết Bán Hàng.

Nguyên tắc 4: Viết ngắn gọn súc tích

Người tiêu đang phải tiêu thụ hàng tấn thông tin mỗi ngày từ: facebook, báo điện tử, tivi, điện thoại,… vì vậy bạn chỉ có dưới 3 giây để tiếp cận và giữ họ ở lại bài viết của mình.

Bằng cách nào?

Hãy viết ngắn gọn, súc tích. Hãy viết về những vấn đề khách hàng và niềm mơ ước của họ. Hãy đưa cho họ giải pháp toàn diện giải quyết nỗi đau để đạt được ước mơ đó.

Cố gắng loại bỏ những từ thừa, từ yếu để giúp cho độc giả nhanh chóng lướt qua bài viết của bạn mà không gần gắng sức.

Bạn muốn 1 ví dụ?

Nguyên tắc 5: Tạo dòng chảy

Làm thế nào để độc giả có thể lướt trên văn bản của bạn?

Vâng.

Bạn cần làm cho mỗi câu chảy liền mạch vào các câu tiếp theo. Bạn phải bôi trơn, làm mịn và loại bỏ hoàn toàn ma sát để tăng trải nghiệm cho bài viết của mình.

Đó là ma lực lôi kéo độc giả tiến về phía trước. Họ ngấu nghiến từng chữ và không thể ngừng đọc. Họ bị thúc đẩy tham gia vào cuộc trò truyện cùng bạn.

Làm thế nào để sự chuyển đổi giữa các câu và đoạn văn diễn ra mượt, uyển chuyển, nhịp nhàng mà nhưng vẫn sự được sự tập trung của khách hàng?

Chính xác thì những từ, cụm từ chuyển tiếp có thể giúp bạn tạo dòng chảy trong văn bản.

Hãy tham khảo chi tiết trong bài viết này nhé>>>

Nguyên tắc 6: Xử lý sự từ chối

Tại sao mọi người từ chối mua hàng từ bạn?

Giá của bạn quá cao? Sản phẩm chưa có nhiều tính năng? Hay lợi ích sản phẩm chưa đủ thuyết phục họ?.v.v.

Bạn phải vượt qua sự phản đối và xử lý sự từ chối đó để mọi người trở nên háo mua hàng từ bạn.

Hãy cung cấp nhiều hơn giá trị cho khách hàng nếu họ nói rằng sản phẩm quá đắt. Hãy đưa sản phẩm đến trước mắt khách hàng nếu họ không có nhiều thời gian. Hãy tăng thời gian bảo hành nếu họ lo lắng về chất lượng sản phẩm.

Bạn có thể làm tốt điều đó trong bài viết bán hàng của mình không?

Nguyên tắc 7: Kêu gọi hành động mạnh mẽ

Bạn từng mua hàng trên các trang thương mại điện tử rồi. Đúng không?

Bạn đã thêm 1 sản phẩm yêu thích vào giỏ hàng nhưng rồi bạn lãng quên nó .

Tôi cũng từng như vậy.

Bạn nên biết rằng, hầu hết mọi người trở nên ì ạch và thường phản đối mở ví của mình.

Vì vậy, hãy khuyến khích khách hàng thực hiện hành động của mình một cách mạnh mẽ hơn bằng cách:

  • Đưa ra các chương trình khuyến mại giới hạn thời gian.
  • Tạo các Voucher có giới hạn giảm giá sốc.
  • Nhắc nhở nỗi đau lớn nhất hiện tại họ đang chịu đựng, sau đó cho họ thấy cuộc sống của họ sẽ trở lên tươi sáng như thế nào sau khi mua sản phẩm từ bạn.

Bài viết liên quan:

Hé Lộ Cách Viết Lời Kêu Gọi Hành Động Có Tỉ Lệ Chuyển Đổi Cao>>>

Nguyên tắc 8: Thể hiện sự bề trên

Nhiều người thường vi phạm nguyên tắc này vì nghĩ rằng “khách hàng là thượng đế” nên phải có thái độ lễ phép trong giao tiếp.

Sự thật thì nó chỉ đúng khi mặt đối mặt với khách hàng, nhưng với văn bản viết thì rõ ràng, ngắn gọn súc tích và thúc giục hành động là quan trọng nhất.

Thay vì nói “Vui lòng bấm vào đây để tải tài liệu về” bạn hãy nói “Tải xuống file PDF“. Thay vì nói “Hãy gửi báo giá cho tôi” bạn hãy nói “Yêu cầu báo giá“. Thay vì nói “Hãy mua ngay sản phẩm này” bạn chỉ cần nói “Mua ngay“.

Chỉ đơn giản vậy thôi.

Hãy nhớ tuân theo 8 nguyên tắc trên, bạn sẽ biến người đọc vô tình ghé thăm bài viết của mình và biến họ trở thành người đọc trung thành . Họ sẽ nhanh chóng tham gia vào những cuộc trò chuyện với bạn. Họ yêu quý bạn và sẵn sàng đăng ký email, biến người đăng ký email thành người mua hoặc người mua hàng thành khách hàng lặp lại.

Bước 3: Phân Tích Cách Viết Của Các Chuyên Gia

Có thể bạn đã đọc rất nhiều bài viết về kỹ thuật viết bài trên blog Nội Dung Là Vua, đúng không?

Ngay khi đọc từng bài viết đó bạn cảm thấy vô cùng đơn giản để thực thi kỹ thuật tôi đã hướng dẫn.

Nhưng, thực thế hoàn toàn ngược lại.

Có thể bạn hiểu các nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật viết copywriting, nhưng làm thế nào những nguyên tắc này hoạt động hiệu quả trong thực tế lại là chuyện khác.

Để giải quyết khó khăn này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách tôi nghiên cứu kỹ thuật viết của các chuyên gia viết quảng cáo và bài bán hàng. Bạn sẽ hiểu tại sao các yếu tố trong từng câu lại móc xích được với với nhau. Đây là nền tảng để các bài viết thu hút người đọc.

Ngay khi nghiên cứu một trang bán hàng, tôi thường phân tích những điểm sau:

  • Mục đích cuối cùng của trang này là gì? (thúc đẩy người đọc tham gia vào danh sách email, theo dõi fanpage, hay muốn khách hàng để lại số điện thoại,…)
  • Người đọc nên làm gì để đạt được mục đích cuối cùng đó? (nút kêu gọi hành động có nổi bật không, lời kêu gọi hành động có đủ mạnh không)
  • Tính năng sản phẩm có khác biệt không, lợi ích sản phẩm được truyền đạt như thế nào? (tính năng phải cân bằng với lợi ích sản phẩm).
  • Tác giả sử dụng kỹ thuật nào để xử lý sự từ chối?
  • Tại sao độc giả tin tưởng vào bài viết đó? Những yếu tố nào xây dựng nên uy tín tác giả?
  • Bố cục bài viết ra sao, thông tin quan trọng nhất và ít quan trọng được phân bổ như thế nào, thông tin nào được sắp xếp trước, thông tin nào sau?
  • Tại sao độc giả đọc hết bài viết, kỹ thuật nào được sử dụng để giữ chân họ?
  • Bài viết được chấm mấy điểm theo thang điểm 10?

Sau khi trả lời thành công những câu hỏi này, tôi sẽ ghi chú tất cả và tạo thành một cấu trúc văn bản của riêng mình. Cuối cùng, tôi có thể thỏa sức sáng tạo khi viết bài mà không phá vỡ cấu trúc đã định hình trước đó.

Đọc thêm:

Kỹ Thuật Viết Bài Quảng Cáo Quyến Rũ Như Apple>>>

6 Bước Viết Một Trang Bán Hàng Khiến Người Mua Không Thể Từ Chối Bạn>>>

Bước 4: Xây Dựng Quy Trình Viết Cho Riêng Bạn

Bạn mất bao nhiêu thời gian để viết ít nhất 1000 từ?

Tôi đoán có thể bạn mất cả nửa ngày vật lộn với những con chữ để tạo ra được một bài viết có khả năng thuyết phục khách hàng.

Nếu bạn không có một quy trình viết hoàn chỉnh, hay đơn giản chỉ là do bạn lười thì có thể sử dụng phần mềm viết copywriting tự động để viết bài bán hàng. Tuy nhiên, nếu bạn đã hiểu rõ Bước 3, thì ở Bước 4 này sẽ cho phép bạn tạo ra một quy trình chuẩn để quá trình viết copywriting không trở thành một mớ hỗn độn mất kiểm soát.

Đầu tiên, hãy:

  • Liệt kê các tính năng, lợi ích của sản phẩm dịch vụ đem lại cho khách hàng.
  • Lập một bảng ghi chi tiết về nỗi đau, vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Những ước mơ lớn nhất khách hàng mong muốn đạt được là gì.
  • Những công việc nào khách hàng cần làm để đạt được ước mơ của họ.
  • Điều gì khiến khách hàng từ chối mua sản phẩm.
  • Luận điểm nào giúp bạn xử lý sự từ chối đó.
  • Thu thập các bằng chứng xác thực: những con số, biểu đồ, ví dụ, đánh giá của KOL, KOC và người dùng thực tế,…

Thứ hai, hãy:

  • Sắp xếp các lập luận của bạn theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng.
  • Viết bản nháp đầu tiên theo trình tự đã sắp xếp ở trên

Cuối cùng, chỉnh sửa bản nháp bằng cách:

Một quy trình viết chuẩn không những giúp cho bạn viết nhanh hơn, mà còn đảm bảo nội dung bạn viết ra hoàn chỉnh và thuyết phục độc giả của mình.

Bước 5: Luyện Tập Liên Tục

Bạn không thể trở thành nhà văn nếu không cầm bút viết bài. Bạn phải luyện viết hàng ngày, và khi đã hình thành thói quen viết tốt thì tự khắc ý tưởng tuôn chảy trong tâm trí.

Tuy nhiên, cách tốt nhất để rút ngắn quá trình học viết copywriting là bạn hãy tìm một người thày, người sẽ chỉ cho bạn con đường tắt để đi đến thành công. Bạn sẽ biết mình đang sai ở đâu và cách để bạn cải thiện nó.

Hoặc bạn cũng có thể tham gia một khóa học viết, dạy bạn cách làm thế nào để nội dung của bạn trở nên thuyết phục khán giả. Bạn có thể tự học, tuy nhiên việc này mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, tôi đã tạo ra khóa học Cứ Viết Đi Đừng Sợ để giúp bạn tiết kiệm ít nhất 50% công sức trong quá trình bạn tự học viết.

Bạn sẽ biết cách giải tỏa tâm trí và hình thành tư duy viết tích cực. Bạn sẽ biết cách kiểm soát hoàn toàn quá trình sáng tạo nội dung và hình thành nên giọng nói cá nhân độc đáo. Bạn sẽ biết cách làm cho khán giả không ngừng đọc bằng ngôn từ bí mật và chuyển đổi họ thành người mua hoặc mua lại thường xuyên.

Và hàng trăm kỹ thuật viết khác nữa đang chờ đón bạn… Hãy tham gia khóa học viết này để nhận ưu đãi giảm giá lên đến 70%>>>

Hãy nhớ rằng, cho dù bạn học viết copywriting bằng cách nào thì việc luyện tập thường xuyên và liên tục vẫn là chìa khóa chính giúp bạn trở thành chuyên gia.

Hãy luyện tập, luyện tập và luyện tập viết hàng ngày…

Nhé.

Tự Học CopyWriting Không Khó Như Bạn Nghĩ

Đúng vậy.

Nếu bạn áp dụng đúng 5 bước trong bài viết này thì bạn hoàn toàn có thể trở thành một copywriting chuyên nghiệp. Nếu thời gian luyện tập đủ lâu, sẽ có những người tìm đến mong muốn hợp tác với bạn trong nhiều dự án viết. Sẽ có nhiều đơn vị trả tiền để bạn giúp họ tạo ra những bài viết bán hàng có khả năng chuyển đổi cao. Hoặc bạn cũng có thể trở thành một chuyên gia dạy viết copywriting.

Tuy nhiên, đó là tương lai của bạn.

Còn hiện tại, bạn cần biến mình trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực viết lách này.

Bằng cách nào?

Hãy lắng nghe những điều thầm kín từ khách hàng của bạn.

Và truyền đạt thông điệp của bạn một cách rõ ràng, súc tích.

Chúc bạn viết vui vẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *